vsalogo

Kháng sinh bị cấm trong nuôi trồng, mở ra thị trường cho các nguồn thay thế khác

Ngày đăng: 02/03/2018
VSA - Lệnh cấm kháng sinh được ban hành mở ra một chân trời mới cho thị trường các sản phẩm thay thế như probiotics, prebiotics and immunomodulators, được gọi chung là PHPs (sản phẩm sức khỏe dự phòng).

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: từ đầu năm 2018, dừng sử dụng các kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi và thủy sản, từ năm 2020 sẽ cấm hẳn; chỉ cho phép sử dụng trong phòng và trị bệnh cho con giống. 

Các nguồn thay thế kháng sinh

          Lệnh cấm kháng sinh được ban hành mở ra một chân trời mới cho thị trường các sản phẩm thay thế như probiotics, prebiotics and immunomodulators, được gọi chung là PHPs (prophylactic health products - sản phẩm sức khỏe dự phòng). Probiotics là các lợi khuẩn (bao gồm Bacillus, Lactobacillus và Pseudomonas), có ảnh hưởng tốt lên hệ thống vi sinh vật không những trong ruột cá mà còn trong đất và nước ở môi trường nuôi. Prebiotics thúc đẩy sự tăng trưởng của các vi khuẩn này và được sử dụng kết hợp với các sản phẩm probiotics hoặc sử dụng riêng lẻ để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng tự nhiên của vi khuẩn hội sinh. Immunomodulators - thuốc kích thích miễn dịch - chứa nhiều chất để tăng hệ miễn dịch tự nhiên của vật nuôi. PHPs có thể được chia thành (i) các sản phẩm ‘trong thức ăn’ được thiết kế riêng cho hệ thống vi sinh vật trong đường ruột của vật nuôi và (ii) các sản phẩm xử lý ‘đất và nước’ để xử lý hệ thống vi sinh vật trong môi trường nuôi. Các nhà sản xuất cam đoan về nhiều ích lợi từ các nguồn thay thế này như nâng cao khả năng kháng bệnh, sinh tồn, tăng trưởng và giảm áp lực cho cá nuôi; các ích lợi về chất lượng nước như giảm độc tố, cùng một danh sách dài các ích lợi khác.

            Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của PHPs nhưng chỉ có số ít là được tiến hành dưới các điều kiện của một trại nuôi. Vì vậy hầu hết người dùng phụ thuộc vào nguồn thông tin mà nhà sản xuất, nhà cung ứng, nhà buôn và nhà chuyên môn cung cấp. Các xung đột về lợi ích đôi khi ảnh hưởng đến tính chính xác của các thông tin này.

Một gian bày bán các sản phẩm PHPs-  Ảnh: Đại học Stirling

    Cùng với sự thành lập rộng rãi của các công ty đa quốc gia, sự quản lý lỏng lẻo và khả năng sinh lời từ thị trường PHPs dẫn tới sự bùng nổ của các công ty khởi nghiệp với quy mô nhỏ và các sản phẩm kém chất lượng được bày bán tràn lan tới người dùng.

            Một khảo sát ban đầu của Đại học Stirling cho thấy những người nuôi trồng thường thiếu khả năng chuẩn đoán dịch bệnh. Họ có xu hướng dùng các sản phẩm probiotics xử lý ‘đất và nước’ hơn là sản phẩm ‘trong thức ăn’. Điều này là do so với việc xác định dịch bệnh, các cải thiện tạm thời về chất lượng nước có thể dễ dàng quan sát thấy hoặc đo đạc được hơn. Việc lạm dụng các sản phẩm này có thê gây hại cho vật nuôi cũng như môi trường nuôi.

Theo The Fish Site

Sao Mai dịch

Bạn cần đăng nhập để bình luận